Ông Lê Tấn Kiệt thành công với mô hình làm cây giống
Với 7 ngàn mét vuông đất vườn chuyên làm cây giống nhãn xuồng cơm vàng, sầu riêng và bưởi da xanh, hàng năm thu nhập trên 160 triệu đồng, là mô hình làm kinh tế hiệu quả của vợ chồng ông Lê Tấn Kiệt và bà Phạm Thị Hồng ấp Tân Phú, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách.
Ông Lê Tấn Kiệt cho biết, cách nay khoảng 10 năm gia đình ông làm nghề đóng ghe tàu, hàng năm thu nhập vài ba chục triệu đồng, nhưng từ ngày giao thông bộ thuận tiện, cơ sở ế ẩm khách không còn đông như trước, đi nhiều nơi trong huyện thấy nghề làm cây giống của nông dân phát triển khá tốt, hơn nữa nhà lại có sẵn vườn, nên quyết định chuyển sang làm cây giống.
Bước đầu được người anh họ mua dùm bo giống nhãn xuồng cơm vàng ở tận Vũng Tàu mang về ông đem tháp vào những gốc nhãn long ở xung quanh nhà, cây phát triển khá tốt cho trái ăn khá ngon, mặc khác trong thời gian chăm sóc phát hiện cây nhãn xuồng không dễ bị bệnh… nên ông quyết định nhân giống cây nhãn xuồng trên diện tích khoảng 1.000 mét vuông. Giá bán lúc đó dao động từ 15 đến 20 ngàn đồng/nhánh, sau khi trừ chi phí cho lãi khá cao.Thấy được hiệu quả từ nghề làm cây giống, nên gia đình quyết định chuyển 7.000 mét vuông đất trồng cây ăn trái sang làm cây giống, một số giống được gia đình chọn đầu tư là, sầu riêng, nhãn xuồng cơm vàng và bưởi da xanh. Đây là những giống cây được thị trường tiêu thụ mạnh-ông Kiệt nói.
Đối với sầu riêng, ông lựa giống Thái Lan và Ri 6, vì hai giống này bán được với giá cao và có nhiều người mua. Lúc đầu, gia đình mua gốc sầu riêng rừng về tháp, tỷ lệ tháp dính đạt khá cao từ 90-95%. Để có cây sầu riêng đạt chất lượng, theo ông khi tháp cây sầu riêng xong phải mang vô mùng khoảng 20 ngày, sau đó gở mùng đưa ra ngoài sương nắng cho cây mau lớn, trong thời gian khoảng 1 tháng. Sau đó vô bầu và phun thuốc dưỡng đến khi bán.Về sau, có nhiều người làm cây giống nên gốc sầu riêng rừng để tháp không có nhiều, khó mua, hơn nữa giá thành khá cao nên ông chuyển sang mua hột về ươm. Về kỹ thuật ông Kiệt cũng cho biết thêm: để ươm và tháp cây sầu riêng “khi mua hột về rửa sạch đem đi ủ 2 ngày, sau đó mang ra líp cấy khoảng nửa tháng, líp được chuẩn bị sẵn bằng mụn sơ dừa. Khi hột lú mầm, nhổ lên đem cấy vào bịch nhỏ để khoảng 1,5 tháng thì cây ra chồi, lúc này ta cắt chồi và chẽ giữa đầu, cắt nhét bo cần tháp vào, mang vô mùng đến 20 ngày gở mùng ra, phun thêm thuốc dưỡng và thuốc trừ nấm Anvil, sau đó mang sang bịch lớn nuôi cho đến khi bán, trong thời gian khoảng 3 tháng. Ở giai đoạn này, muốn cây tươi tốt nên phun thêm thuốc dưỡng + tưới phân dơi, tưới phân 1 tháng 1 lần và tưới nước mỗi ngày”.Với cách làm này, cây giống sầu riêng khi cung cấp ra thị trường được thương lái đánh giá khá cao, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 30 ngàn cây, sau khi trừ chi phí thu lãi vài chục triệu đồng.
Ngoài cây giống sầu riêng và nhãn xuồng cơm vàng, ông không dừng lại ở đó mà tiếp tục làm thêm cây giống bưởi da xanh, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 30 ngàn cây. Theo ông, so với các cây giống khác, bưởi da xanh không dễ làm, cây thường bị vàng lá và rụng lá chân, nếu không có nhiều kinh nghiệm đầu tư cho cây bưởi da xanh xem như mất trắng. Với kinh nghiệm của mình ông cho biết: “Muốn chiết nhánh cây bưởi, trước tiên phải lựa cây đẹp, không bị bệnh. Sau khi chọn cây xong, rãi phân cá trộn với DAP+lân, trọng lượng mỗi thứ 100g, tưới sương nước mỗi ngày, cho đến khi cây tốt bắt đầu chiết nhánh, bằng cách lột da quấn cốt, đắp mụn sơ dừa lên, trong thời gian này tiếp tục tưới phân NPK 23-23-0 cho cây bưởi, với trọng lượng 200g/cây, khi thấy nhánh lú đọt non, hay ra lá lụa đều phải phun thuốc sâu, tránh để sâu bệnh tấn công trong giai đọan này. Từ chiết nhánh đến khi thấy nhánh ra rễ và cắt nhánh (củ tỏi) khoảng 1 tháng 20 ngày, đem đi nhúng nước cho ướt và mang vô mùng, 10-15 ngày sau gỡ mùng ra là có thể bán được. Điều quan trọng trong thời gian vô mùng, nên thường xuyên tưới sương nước trên nóc mùng vào mỗi buổi trưa giữ cho cây mát tránh rụng lá, cây ra rễ mạnh”. Ông Kiệt cho biết, mỗi năm gia đình bán trên 100 ngàn cây giống các loại, sau khi trừ chi phí mang lại thu nhập trên 160 triệu đồng. Nghề làm cây giống đã mang lại cho gia đình ông cuộc sống ổn định, sắm sửa nhiều tiện nghi có giá trị.
Thảo Ly
Tin cùng chuyên mục :
- » Hội nghị triển khai dự án Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Cái Mơn
- » Chợ Lách cung ứng ra thị trường khoảng 12 triệu cây giống
- » Sản lượng trái cây Chợ Lách đạt khoảng 43 ngàn tấn
- » Thu nhập ổn định từ vườn Sầu Riêng
- » Mít nghệ-cây ăn quả sạch
- » Cơ hội cho trái cây nội
- » Đại hội thường niên HTX Cây giống và Hoa kiểng Cái Mơn năm 2020
- » Hợp tác xã Cây Giống và Hoa Kiểng Cái Mơn nơi cung cấp cây giống uy tín, chất lượng nhất hiện nay
- » Họp Hội Đồng Quản Trị - Bất Thường
- » Nhãn hiệu “CÂY GIỐNG CÁI MƠN” đang bị vi phạm
- » Khánh thành trụ sở mới HTX Cây giống và Hoa kiểng Cái Mơn
- » Giấy công nhận vườn cây đầu dòng: Chôm chôm DONA
- » Hợp tác xã Cây giống và Hoa kiểng Cái Mơn đã được cấp giấy chứng nhận vườn cây đầu dòng cho các loại giống cây trồng.
- » Đại hội thường niên HTX Cây giống và Hoa kiểng Cái Mơn năm 2022
- » Thông báo tuyển dụng nhân sự năm 2023
- » Họp Hội đồng quản trị định kỳ năm 2022
- » Khảo sát mô hình Hợp tác xã gắn với phát triển du lịch cộng đồng
- » Đại hội Thành viên Hợp tác xã Cây giống và Hoa kiểng Cái Mơn năm 2022
- » Họp Hội đồng quản trị tháng 6/2023
- » Đoàn Liên minh HTX tỉnh Đồng Nai đến tham quan tại HTX Cây giống và Hoa kiểng Cái Mơn
- » Họp Hội đồng quản trị tháng 8/2023
- » Đoàn tham quan học tập mô hình sản xuất Nông nghiệp xã Phước Lâm.
- » Đoàn công tác xã Tân Định, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đến tham quan thực tế các mô hình kinh tế