Banner
  • Banner 1
  • Banner2

Thái Lan tăng cường áp dụng ThaiGAP cho sản phẩm nông nghiệp



Nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm nông nghiệp cho xuất khẩu, Thái Lan đang nỗ lực áp dụng các chương trình chứng nhận với những tiêu chuẩn mới. Trong đó, ThaiGAP (Good Agricultural Practice) được chính thức áp dụng vào tháng 5 cho các đơn vị sản xuất tư nhân tự nguyện nhằm tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Tiêu chuẩn của ThaiGAP cũng tương đương với tiêu chuẩn GlobalGAP.

Theo Uỷ ban Nông nghiệp và Lương thực Thái, sự thừa nhận các tiêu chuẩn sẽ cải thiện tiềm năng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của nước này và giúp họ chiếm lĩnh thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Châu Âu.

ThaiGAP nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng từ giai đoạn giống đến sản phẩm sau thu hoạch và sức khoẻ của người dân nông dân. Từ đó sẽ thúc đẩy phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

Trước đây, những người sản xuất nhỏ khó có thể áp dụng GlobalGAP vì quy trình sản xuất phức tạp, khác biệt ngôn ngữ và chi phí cho việc chứng nhận cao. Do đó, ThaiGAP đã được phát triển để giúp họ vượt qua những trở ngại đó. Dự án này diễn ra khoảng hơn 3 năm với sự hỗ trợ của Viện Thực phẩm quốc gia, Đại học Kasetsart, Viện nghiên cứu đo lường quốc gia Đức và Tổ chức chuyên môn của Đức.

Các hướng dẫn của ThaiGAP diễn ra ở Thái Lan, dễ hiểu đối với người dân Thái và giảm chi phí cho việc áp dụng và chứng nhận GAP.

Chứng nhận GlobalGAP (trước đây là EurepGAP) là yêu cầu cần phải có đối với những người sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp trên toàn thế giới khi họ muốn bán sản phẩm sang Châu Âu.

Đến nay đã có khoảng 900 nhà sản xuất được cấp chứng nhận ở Thái Lan. Dự án ThaiGAP sẽ bắt đầu với cây ăn trái và rau xuất khẩu vào các nước đòi hỏi hàng hoá chất lượng cao, sản xuất thân thiện với môi trường. Sau đó đến sản phẩm tôm. Mục tiêu của dự án là phải có 100 nông dân Thái được cấp giấy chứng nhận vào cuối năm nay.

Theo Khuyennongvn.gov.vn